Kịch bản truyền thông là gì? Cách viết kịch bản truyền thông hiệu quả nhất

Kịch bản truyền thông là gì? Cách viết kịch bản truyền thông hiệu quả nhất

Cụm từ kịch bản truyền thông là cụm từ phổ biến trong ngành. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết về cụm từ này. Vậy kịch bản truyền thông là gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn và  hướng dẫn bạn cách viết một kịch bản truyền thông chuyên nghiệp và có hiệu quả nhất! Cùng theo dõi ngay nhé!

Kịch bản truyền thông là gì? 

Khái niệm, chức năng của kịch bản

Kịch bản (trong tiếng Anh là Scripting) là bản thảo nội dung dùng cho phim truyền hình, phim điện ảnh, truyền thông quảng cáo, TVC, gameshow, vở kịch… Và được phác thảo, mô hình hoá, trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình.

Chức năng của kịch bản

Kịch bản trước hết vạch ra “đề cương” tác phẩm, 

Kịch bản đóng vai trò như một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ- nghệ thuật, thống nhất nhất hành động, các phương tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo.

Kịch bản là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất phim, ảnh...
Kịch bản là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất phim, ảnh…

Khái niệm “Kịch bản truyền thông là gì”? 

Trong lĩnh vực truyền thông, kịch bản thường được xem như một tài liệu văn bản chứa các phần thoại, hành động, và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất video, phim ảnh, quảng cáo, chương trình truyền hình, và các dự án truyền thông khác. 

Cách viết kịch bản truyền thông hay, hiệu quả nhất 

Một trong những điều cốt lỗi của việc tạo ra một kịch bản truyền thông hiệu quả nhất là gì? Là viết một cách tỉ mỉ, dùng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, trọn ý nghĩa. 

Bạn có tham khảo các cách dưới đây:

Viết kịch bản truyền thông một cách trung thực và minh bạch, đáng tin cậy 

Trung thực và minh bạch trong kịch bản truyền thông là 2 yếu tố quan trọng nhất tạo nên thương hiệu của kịch bản. Kịch bản có thành công hay không còn phụ thuộc vào bắt nguồn của sự thực tiễn, thực tế của nhân vật, sản phẩm.

Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng, nhưng không đủ. Cần nhấn mạnh rằng không được phép dối trá, không nên “làm mây” với khách hàng. Thông tin đến khách hàng, người đọc cần phải chính xác và trung thực. Một kịch bản truyền thông trung thực sẽ tạo ra ấn tượng tích cực với khách hàng đối với thương hiệu

Kịch bản truyền thông là gì? Cách viết kịch bản hiệu quả nhất
Kịch bản truyền thông viết một cách minh mạch, trung thực

Viết ngắn gọn nhưng đủ ý 

Tùy thuộc vào thể loại của từng kịch bản truyền thông đề ra từ bản đầu, kịch bản không cần quá dài tạo cảm giác ngán ngẫm cho khách hàng, người đọc. Kịch bản chỉ cần ngắn gọn đủ ý đã đủ thu hút.  Bởi lẽ, khi thời lượng của nội dung câu chuyện ngày càng dài, nhiều yếu tố thừa, sẽ gây tốn kém kinh phí sản xuất. Đồng thời khiến người đọc cảm thấy nhàm chán, không thể tập trung vào tác phẩm, mất đi sự hấp dẫn và lôi cuốn hướng tới từ đầu.

Trên thực tế cuộc sống, không ai có đủ thời gian hoặc kiên nhẫn để xem hết một video, tác phẩm. Vì vậy, kịch bản truyền thông cần phải ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không cần thiết. Hãy chọn lọc những nội dung và từ ngữ có hiệu quả nhất để thúc đẩy câu chuyện của bạn.

Tạo ra hình tượng nhân vật gần với người đọc.

Khi viết kịch bản truyền thông, bạn có quyền sáng tạo nhân vật trong câu chuyện để làm cho người đọc hoặc khách hàng cảm thấy thích thú với tạo hình nhân vật. Tuy nhiên, cần lưu ý không tạo ra nhân vật hư cấu hoặc đặt nhân vật thương hiệu làm trọng tâm của câu chuyện. Hãy tạo ra hình tượng về những nhân vật chân thực, gần gũi nhất với đối tượng mục tiêu của chúng ta hướng tới. Như vậy, bạn sẽ đưa kịch bản đến gần với khách hàng, truyền tải được những điều thực tế đưa vào câu chuyện. 

Các yêu tố trong viết kịch bản

Cách tạo hình nhân vật trong kịch bản truyền thông

Trên thực tế có rất nhiều cách tạo hình nhân vật cho kịch bản truyền thông, bạn có thể tham khảo 2 cách sử dụng hiệu quả nhất dưới đây: 

  • sử dụng những người nổi tiếng được công chúng yêu thích để kết nối cảm xúc với người xem.
  • Sử dụng nhân vật gần gũi, thực tế để người xem nhận thấy chính mình trong đó.

Tùy thuộc vào từng sản phẩm, mục tiêu và định hướng của tác phẩm, để lựa chọn được tạo hình nhân vật phù hợp. 

Đọc đến đây chắn chắn ít nhiều bạn cũng đã nắm được Kịch bản truyền thông là gì? và cách viết một kịch bản truyền thông hiệu quả. Hy vọng bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn có những thông tin hữu ích tạo ra được kịch bản của cá nhân. Nghiendesign Chúc các bạn thật thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *